Hoa cỏ và phong thủy p2

0
1226

Năm 1988, các nhà khoa học Liên Xô đã phát hiện xung quanh các vật thể đểu có trường phân tử, cơ thể con người, vật kiến trúc và hoa cảnh đều có. Từ trường giữa hoa cảnh mạnh hay yếu dược quyết dịnh bởi tinh trạng sinh khắc chế hóa, điếu này cỏ thể dùng lý niệm ngũ hành của Trung Quốc để điều chỉnh. Sử dụng ngũ hành cùa hoa cảnh dể trang tri không chỉ quan tâm đến tính mỹ quan mà còn phải chú ý đến tính chức năng của nó

Hoa cảnh hợp ngũ hành

Giữa hoa cảnh và vạn vật đều tồn tại “từ trường”. Dưới tác động của từ trường, các hạt vi phân tử của các vật thể có thể ảnh hưởng lẫn nhau. Câu ngạn ngữ “đồng khí bất tồn kim, tồn kim, kim bất thuấn”, chính là kinh nghiệm đúc kết từ dân gian. Nếu cất giữ vàng trong đồ đồng, lâu ngày vàng sẽ không còn thuần chất, mà đồ đồng lại có chứa vàng. Tương tự, hoa cảnh hóa đá cũng không phải do nhiệt độ và khí áp dẫn đến, mà là do khi trường nham thạch gây ra. Nghiên cứu khoa học hiện đại đả từng bước làm sáng tỏ nghi vấn này. Năm 1988, các nhà khoa học Liên Xô đã phát hiện xung quanh các vật thể đểu có trường phân tử, cơ thể con người, vật kiến trúc và hoa cảnh đều có. Từ trường giữa hoa cảnh mạnh hay yếu dược quyết dịnh bởi tinh trạng sinh khắc chế hóa, điếu này cỏ thể dùng lý niệm ngũ hành của Trung Quốc để điều chỉnh. Sử dụng ngũ hành cùa hoa cảnh dể trang trí không chỉ quan tâm đến tính mỹ quan mà còn phải chú ý đến tính chức năng của nó. Nếu bố trí thích đáng thì có thể diều chỉnh môi trướng, điều chỉnh tâm tình và bảo dưỡng co thể.

Hoa cỏ và phong thủy p2
Hoa cỏ và phong thủy p

Như các khu vườn được xây gần nước, nếu dùng để điều tiết bộ phận thận của cơ thể thì có thể trang trí thêm bằng các hoa cảnh “màu đen” (độ sáng thấp) như tùng bách, nho, sen khô…; nếu dùng để điểu tiết thần kinh và tim thì có thể trổng các hoa cảnh màu đỏ thuộc hỏa trong ngũ hành, như: cây lựu, cây bông gòn, cây tượng nha hồng, cây phong, cây dâu đỏ, cây hồng thiếc, cây la lết…; nếu dùng để điều trị bộ phận phổi, có thể đặt thêm các hoa cảnh màu vàng thuộc thổ trong ngũ hành, như: hoa linh tiêu, lài vàng, quế vàng, cúc vàng, chuông vàng, hồng vàng… Sự tưdng sinh tương khắc giữa các loài hoa cảnh rất phổ biến, những người làm vườn chuyên nghiệp có lẽ không lạ gì với diều này, ví dụ như trồng nho bên cạnh cây tùng sẽ không ra trái, còn trồng bên cây du sẽ cho ra trái chua.

Giữa hoa cảnh và người cũng tồn tại mối quan hệ sinh khắc. Do đó không được trồng cây bách cạnh nhà thai phụ, vì mùi của cây sẽ gây nôn mửa. Ca dao có câu “dung thụ (cây đa) bất dung nhân”, khí trường của rễ cây đa bất lợi dối với con người, không nên trồng gán nhà. Và không nên nằm ngủ dười giàn nho, vì khí trường không có lợi cho cố thể con người. Ca dao có câu “đông trổng đào liễu, tây trồng du; nam trồng mal táo, bắc hạnh lê”, lại có câu “sau nhà có du, trăm quỷ di dời”, “lan trắng trồng trước nhà, hương thơm tỏa khắp ndi, “Hướng dưdng quả lựu đỏ như lửa, râm tối quả mận chua rớt hàm”. Nhà thố Đào Uyên Minh thời Đông Tấn dã đề thd lên nhà của mình rằng: “Du liễu âm hậu thiềm, đào lý la đài tiền” (cây du cây liễu trồng ở hiên nhà sau, cây đào cây lý trồng ỏ’ sân trước)… Có rất nhiều ca dao, thơ văn, và cả truyền miệng đã chỉ ra sự thích hợp hay không thích hợp giữa môi trường và hoa cảnh, được đúc kết kinh nghiệm từ quan hệ sinh khắc mà chúng ta nên nghiên cứu để học hồi.

Hoa cảnh và cuộc sống

Mỗi quốc gia, dân tộc đếu có thói quen và lối sống riêng, nên nhận thức và thái độ dối với hoa cảnh cũng khác nhau. Như người châu Âu thích hoa màu tím, còn người Trung Quốc thích hoa màu đỏ, họ cho rằng màu dỏ tượng trưng cho sự nhiệt tình, may mắn. Trung Quốc tôn súng hoa cúc, và gọi nó là chàng quản tử khiêm tốn; trong khi người Anh lại ghét hoa cúc, vì cho nó là hoa báo tin tang sự. Người Trung Quốc, người Ấn Độ cho rằng hoa sen là loài “hoa thanh khiết”, “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, nhưng đối với người Nhật nó lại là vật hạ tiện, do bẩn. Người châu Âu thông thường dùng cây bách để bố trí sân vườn, nhưng ở Trung Quốc thi có thể thấy nó ở các khu lăng mộ. Đều là hoa tươi nhưng trường hợp khác nhau thì có mục đích sử dụng khác nhau, như Ngày của mẹ thì tặng hoa cẩm chướng, Ngày của bố thì tặng hoa thạch trúc; đối với người yêu thì tặng hoa hồng tượng trưng cho tình yêu lãng mạn.

Đối với những người tân hôn thì tặng hoa bách hợp tượng trưng cho trăm năm hạnh phúc. Nếu đến bệnh viện thăm bệnh, tuyệt đối không được tặng hoa đường xương bồ (còn có tên lá hoa lay-ơn), bởi vì hoa lay-ơn có ý nghĩa là bị cắt mổ. Còn khai trương thì kỵ tặng hoa nhài, bởi hoa nhài có âm đọc gần giống với “vô lợi”, có ngụ ý là lỗ vốn. Người Trung Quốc còn cho rầng hoa trắng tượng trung cho sinh con trai, hoa đỏ tượng trưng cho sinh con gái, ví dụ một gia đình thích sinh con gái, nếu bạn tặng hoa trắng họ sẽ không đón chào, nhưng nếu bạn tặng hoa đỏ họ sẽ rất vui mừng! Có thể thấy, giữa hoa với con người có mối quan hệ rất mật thiết, nó tổn tại giữa vũ trụ cùng với thiên địa. nhật nguyệt và nhân loại, nó và con người đều là sinh linh của linh giới.

Xem thêm tại mục Xây dựng:

Hoa cỏ và phong thủy P1

>>>> ngonbore247.com