Momentum là gì? Cách sử dụng chỉ báo Momentum hiệu quả nhất

0
986

Hiện nay, chỉ báo Momentum đang được nhiều trader phân tích tích kỹ thuật tin dùng. Momentum indicator giúp xác định các điểm đảo chiều xu hướng. Do đó, đây là một chỉ báo kỹ thuật hiệu quả trong các chiến lược giao dịch.

Trong bài viết này, Beat Đầu Tư sẽ giới thiệu về khái niệm chỉ báo Momentum và cách sử dụng chỉ báo này. Hãy cùng Beat Đầu Tư tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Momentum là gì?

Momentum-la-gi-1

Momentum dịch qua tiếng Việt được hiểu là động lực / động lượng. Áp dụng từ momentum vào thị trường được hiểu là: Momentum là sức mạnh của trend hay momentum là những cây nến mạnh.

Thông thường, trader nghĩ về từ momentum theo 2 hướng. Đầu tiên, momentum là sức mạnh của một con trend nên khi thấy trend đang tăng, trader đó nói: momentum của thị trường đang bullish và ngược lại với trend giảm và bearish momentum.

Khi ở mức độ vi mô hơn, ta thấy được momentum cũng tồn tại theo từng cây nến. Với một cây nến thân lớn, không có bóng nến kèm theo được xem là một cây nến mạnh (high momentum). Trái lại, một cây nến thân bé có bóng nến dài hoặc bóng nến 2 đầu thì được xem là cây nến yếu (low momentum).

Momentum-la-gi-2

3 ví dụ cụ thể về 3 trường hợp momentum dưới đây (ở trên hình):

  • Thứ nhất, một con trend với momentum tăng mạnh nhưng sau đó momentum bị giảm.
  • Thứ hai, chart không có momentum, giá lên xuống không có xu hướng đi rõ ràng.
  • Thứ ba, thị trường đảo chiều từ momentum tăng mạnh sang momentum giảm mạnh.

Chỉ báo Momentum là gì?

Momentum indicator (MOM) được hiểu là chỉ báo động lượng thường được dùng trong phân tích kỹ thuật. Chỉ báo Momentum dùng để đo lường tốc độ thay đổi giá của chứng khoán trong một khoảng thời gian nhất định.

Vai trò của Momentum trong chứng khoán là chỉ ra các giai đoạn giá tăng và giai đoạn giá giảm. Nhằm mục đích giúp trader xác định sức mạnh đằng sau xu hướng thị trường hiện tại.

Ngoài ra, chỉ báo Momentum indicator đánh giá sức mạnh của xu hướng thị trường. Do vậy, các trader biết được xu hướng sẽ tiếp tục hay đảo chiều và ra quyết định giao dịch chính xác hơn.

Xu hướng thị trường là một trong những khái niệm rất quan trọng trong phân tích kỹ thuật. Có nhiều chiến lược giao dịch phụ thuộc vào xu hướng thị trường – thị trường đang theo xu hướng hay đi ngang (sideway), xu hướng mới bắt đầu hay sắp kết thúc. Đây là những thông tin hữu ích với trader và chỉ báo động lượng momentum chính là phương thức để trader xác định những thông tin trên.

Công thức tính chỉ báo Momentum

M = (Closei/Closei-n) x 100

Trong đó:

  • M: Momentum (Động lượng)
  • Closei: giá đóng cửa tại phiên giao dịch (hay cây nến) thứ i và Closei-n là giá đóng cửa hiện tại phiên giao dịch (hay cây nến) thứ i-n.
  • n: khoảng thời gian (số kỳ) được xác định bởi các nhà đầu tư, dựa vào các chiến lược cụ thể. Ví dụ, trong phần mềm MT4, giá trị n được mặc định là 14.

Tuy nhiên, có những trường hợp giá trị của Momentum được tính toán đơn giản hơn: Momentum = Closei – Closei-n

Đối với cách tính này, chỉ báo Momentum chỉ có thể phản ánh về sự thay đổi độ lớn của giá. Dựa vào cách tính đầu tiên, ta có thể thấy chỉ báo Momentum phản ánh rõ hơn về tốc độ thay đổi của giá, được biểu thị bằng % gần với bản chất của động lượng hơn.

Với phần mềm MT4, chỉ báo Momentum được mặc dịch tính theo cách thứ nhất.

Cách sử dụng Momentum Indicator trong Forex

Đối với việc diễn giải chỉ báo Momentum indicator, các trader cần phải quan tâm đến trục 100.

  • Trường hợp chỉ báo momentum di chuyển lên trên trục 100, thì xu hướng giá tăng.
  • Trường hợp chỉ báo momentum di chuyển xuống dưới trục 100, thì xu hướng giá giảm.

Bên cạnh đó, chỉ báo động lượng momentum indicator còn có thể giúp trader xác định sức mạnh xu hướng. Hơn nữa chỉ báo momentum cách trục 100 càng xa, thì xu hướng giá tăng (giảm) càng mạnh và ngược lại.

Hiện nay, chỉ báo Momentum được nhiều trader chuyên nghiệp sử dụng để phân tích động lượng của xu hướng. Nhưng không phải lúc nào chỉ báo này cũng mang đến tín hiệu đúng, để đạt hiệu quả cao hơn, các trader nên sử dụng kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác. Hy vọng bài viết mà Beat Đầu Tư mang đến với các bạn sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho giao dịch của các bạn.